Răng sâu khiến cho hàm răng của bạn trở lên đau nhưng làm suy giảm trầm trọng chúc năng của răng, vậy làm cách nào để có thể khắc phục được hàm răng sâu, chúng ta cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
Răng sâu nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, Vì vậy các nha sĩ thường khuyên nên
bọc răng sứ cho răng sâu để bảo vệ răng
Khi bệnh nhân đến các trung tâm nha khoa, các bác sĩ sẽ trám lại răng sâu bằng cách dùng vật liêu trám như composite, bạc để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn không cho vi khuẩn, nhiệt độ, hóa chất tấn công răng. Phương pháp trám không làm bệnh nhân đau đớn và an toàn cho sức khỏe.
Trám răng không phải là phương pháp hữu hiệu để chấm dứt sâu răng. Trám lỗ sâu chỉ là tạm thời làm ngưng sâu răng, nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì sâu răng sẽ tái phát. Mặt khác, chất trám không thể thay thế được men và ngà răng nên rất dễ bể, dễ sút khi bệnh nhân có thói quen ăn nhai với thức ăn quá cứng.
Vì thế, người bệnh thường được khuyên bọc răng sứ bên ngoài răng sâu tăng độ bền chắc và tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng.
Nguyên nhân do sau khi lấy tủy, răng giòn hơn và dễ bị gãy vỡ hơn nên các bác sĩ thường khuyên người bệnh bọc răng lại để bảo vệ răng sâu khỏi sự tấn công của vi khuẩn, nhiệt độ, hóa chất, kéo dài tuổi thọ của răng. Tuy nhiên, không phải sau khi bọc răng là bạn có thể thoải mái nhai đồ ăn cứng, nhai xương, ăn thức ăn nóng hoặc lạnh mà phải có chế độ chăm sóc răng hợp lý để bảo vệ răng sứ đã bọc.
Trường hợp khác, nhiều người bị sâu răng đã lấy tủy và trám lại nhưng vết trám bị bong ra, răng bị vỡ. Trong trường hợp này, răng đã bị vỡ nên phần mô răng còn lại quá yếu, không thể giữ được miếng trám nên có trám lại thì nó cũng rất dễ bị bong ra. Bên cạnh đó, răng đã lấy tủy thì răng dễ gãy và vỡ hơn. Do đó, cách tốt nhất là nếu người bệnh có điều kiện thì nên bọc răng sứ để bảo vệ cả răng và miếng trám.
Bí quyết ngừa sâu răng
Nếu bạn đã bị sâu răng rồi thì nên đến khám nha sĩ ngay lập tức để không răng không bị phá hủy, hoại tủy, dẫn đến những biến chứng khác và nguy hiểm hơn là tử vong. Bạn nên đi trám răng kịp thời và nếu có điều kiện thì nên bọc răng sứ là tốt nhất.
Để phòng tránh sâu răng, bạn cần chú ý những điều sau đây:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và nên chải răng theo chiều dọc để dễ dàng loại bỏ thức ăn thừa ở các kẽ răng. Sau mỗi bữa ăn, bạn nên dùng chỉ nha khoa làm sạch răng thay vì dùng tăm và theo hướng dẫn của nha sĩ.
- Hạn chế đồ ăn nhiều đường, đồ uống có ga nhất là vào buổi tối. Đồ ăn có đường dễ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi nhất là sau khi ăn bạn quên đánh răng. Bên cạnh đó, đồ uống có ga dễ làm răng bị mòn và xỉn màu.
- Định kỳ lấy cao răng 6 tháng/lần. Cao răng tích tụ nhiều ở chân răng dễ dẫn đến các bệnh như viêm lợi, nha chu, tụt nướu, lung lay răng và khiến hơi thở có mùi hôi làm bạn kém tự tin khi giao tiếp.
- Thường xuyên đến thăm khám nha sĩ để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng.
Các bạn có thể tham khảo thêm:
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét