Các lựa chọn trồng răng
– Cầu răng sứ: bác sĩ sẽ mài nhỏ 2 chiếc răng khỏe mạnh bên cạnh làm cầu răng (có tác dụng làm trụ đỡ, trợ lực khi nhai cắn cho răng ở giữa), sau đó gắn cố định mão 3 răng sứ lên cầu răng. Phương pháp này không thể áp dụng với bệnh nhân mất răng xen kẽ hoặc mất toàn hàm.
– Trồng răng Implant: một chân răng nhân tạo bằng Titan sẽ được đặt cố định vào xương hàm (có tác dụng trợ lực khi nhai cắn và ngăn chặn quá trình tiêu xương răng), sau đó 1 mão răng sứ được gắn cố định lên chân răng, đóng vai trò như một thân răng thật.
– Cầu răng Implant: các chân răng được cấy ở các vị trí khác nhau làm thành trụ đỡ cho nhiều răng giả. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp mất nhiều răng xen kẽ, mất răng toàn hàm.
Vì sao nên trồng răng?
Khía cạnh sức khỏe: trồng răng giúp phục hồi khả năng ăn nhai, đảm bảo hấp thu tốt dinh dưỡng. Nếu không trồng răng, bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn khi ăn nhai, lợi dễ bị tổn thương khi nhai các thức ăn cứng, giòn. Bên cạnh đó, trồng răng implant còn giúp ngăn chặn quá trình tiêu xương răng (luôn diễn ra sau khi mất răng).
>>> xem thêm bài viết: trồng răng hàm
Khía cạnh thẩm mỹ: mất răng luôn khiến bệnh nhân e ngại, mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống thường ngày. Những chiếc răng giả giúp cải thiện thẩm mỹ, trả lại nụ cười bạn nụ cười rạng rỡ, tự tin.
Những lưu ý khi trồng răng
– Người dưới 16 tuổi chưa nên trồng răng, vì hộp sọ vẫn đang phát triển, nếu trồng răng trong độ tuổi này có thể dẫn đến các lệch lạc, sai khớp cắn về sau.
– Người có bệnh nha chu, viêm lợi cần điều trị khỏi bệnh trước khi tiến hành trồng răng. Nếu tổ chức lợi không đủ khỏe mạnh, răng giả sẽ không có chỗ bám vững chắc, dễ lung lay, cập kênh sau này.
– Sau khi trồng răng, bệnh nhân cần làm theo các chỉ định của bác sĩ, chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng để kéo dài tuổi thọ của răng giả.
>>> Xem thêm bài viết: trồng răng sứ bao nhiêu tiền
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét