Câu hỏi: Chào bác sĩ! Bé nhà em năm nay lên 3 tuổi, tôi đang phân về vấn đề chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho bé. Không biết có nên cho bé đi khám răng thường xuyên và định kì không nữa. Bác sĩ tư vấn hộ em vởi
>> có nên nhổ răng khôn ở phòng khám tư
Trả lời:
Chào bạn!
Việc khám răng cho bé rất là quan trọng, bạn nên biết răng mọi vấn đề răng miệng tương lai của bé phụ thuộc vào cách mà bạn chăm sóc răng miệng cho bé bây giờ, ví dụ như tình trạng vẩu răng thì nguyên nhân từ hồi bé chứa 75%.
Thực hiện việc điều trị răng cho trẻ:
Việc thực hiện điều trị cho trẻ trông đơn giản, nhưng thực ra rất phức tạp vì trẻ rất nhạy cảm và sợ nên không chịu hợp tác với bác sĩ, khiến cho việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy cần phải hết sức nhẹ nhàng, khéo léo để trẻ đồng ý cho bác sỹ tiến hành điều trị. Làm được điều này có nghĩa là đã thành công một nửa trong việc điều trị răng cho trẻ.
1. Cạo vôi răng và đánh bóng:
a. cạo vôi:
Vôi răng được hình thành bắt nguồn từ những thực phẩm thừa còn sót lại trên răng gọi là mảng bám. Mảng bám răng là lớp dính mềm, không màu do thức ăn thừa kết hợp với nước miếng lâu ngày tạo thành vôi răng.
Các vi khuẩn sinh sống trong lớp màng này có thể sản sinh ra axít phá huỷ răng gây ra sâu răng hoặc có thể bị vôi hoá trở thành vôi răng.
Việc lấy vôi răng ở trẻ em thường thường đơn giản hơn so với người lớn, tuy nhiên nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến nguy cơ sâu răng và các chứng bệnh về răng miệng, gây cản trở cho bé trong tiến trình mọc răng.
b. Đánh bóng răng: Mục đích của việc đánh bóng bề mặt răng sẽ làm bề mặt này mịn mà và giúp ngăn trở, giảm thiểu sự tích lũy mãng bám trên răng dễ gây ra những bệnh về răng miệng. nhằm hãm lại sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại.
2. Nhổ răng sữa:
Là nhổ đi những chiếc răng sữa bị lung lay, hoặc những chiếc răng sữa đến tuổi thay. Nhằm định hướng răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.
3. Trám bít hố rãnh và răng sâu:
Các nghiên cứu cho thấy hầu hết 95% sâu răng xuất phát từ hố và rãnh trên bề mặt của răng, các hố rẵnh này là nơi trú ngụ của vi khuẩn gây sâu răng.
Vì vậy Trám bít hố rãnh phòng ngừa là phương pháp tốt nhất để bảo vệ bề mặt răng chưa trám không bị sâu.
Vật liệu trám phòng ngừa (Sealant) có màu trắng và trong được dùng như một chất trám đặc biệt để bôi lên mặt nhai các răng cối và tiền cối (trám bít hố rãnh có hiệu quả nhất ngay sau khi trẻ (1-2 tuổi) mới mọc răng.
Với những chiếc răng bị sâu, cần thiết phải làm sạch rãnh sâu, sau đó dùng vật liệu trám để bít lại lỗ sâu trên răng, tránh tình trạng phải lấy tuỷ khiến răng bị hư.
4. Chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Mảng bám và chất đường tác động qua lại tạo nên axit, phá vỡ lớp men răng vì vậy thức ăn có nhiều chất bột và đường, ít chất xơ là yếu tố góp phần làm sâu răng cao nhất, do đó nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng đường thấp, nhiều chất xơ như trái cây tươi, rau củ, quả, các loại trái cấy tươi, ngũ cốc...
Và suy dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố có nguy cơ làm sâu răng cao nhất. Chính vì vậy cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng để giảm thiểu tối đa các bệnh về răng miệng
5. Kiểm tra răng định kỳ:
Nên cho trẻ đến kiểm tra răng định kỳ, nhằm phát hiện và điều trị kịp thời về các bệnh răng miệng
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét